PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH 2020

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM (MÃ TRƯỜNG: QSB)

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 2020

CÁC PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM (mã trường QSB) áp dụng nhiều phương thức xét tuyển với chỉ tiêu tương ứng, áp dụng cho tất cả các nhóm ngành/ngành.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng một hoặc kết hợp nhiều phương thức xét tuyển:

  1. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020: 30% ~ 60% tổng chỉ tiêu

(Hướng dẫn đăng ký)

  1. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM: 15% ~ 20% tổng chỉ tiêu

(Hướng dẫn đăng ký)

  1. Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu

(Hướng dẫn đăng ký)

  1. Xét tuyển theo kết quả Đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM: 30% ~ 70% tổng chỉ tiêu

(Hướng dẫn đăng ký)

  1. Phương thức khác: Thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài: 1% ~ 5% tổng chỉ tiêu

Lưu ý:

– Điều kiện cần của tất cả các phương thức xét tuyển: tốt nghiệp THPT

– Chỉ tiêu tuyển sinh của từng phương thức xét tuyển có thể được điều chỉnh theo tình hình tuyển sinh thực tế.

– Các học sinh học theo chương trình THPT nước ngoài được xét tuyển vào các chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh với điều kiện xét tuyển như sau:

  • Chương trình THPT Hoa Kỳ: Chứng chỉ SAT từ 550 (mỗi phần thi) hoặc tương đương và điểm trung bình trung học phổ thông từ 2.5 (thang điểm 4) hoặc chứng chỉ ACT từ 8 (thang điểm 12) và điểm trung bình trung học phổ thông từ 2.5 hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ CA hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A
  • Chương trình THPT Canada: Tốt nghiệp THPT với tổng điểm thi tốt nghiệp từ 70% trở lên hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ C-A hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A
  • Chương trình THPT Úc: Điểm xếp hạng kỳ thi THPT – ATAR từ 85 hoặc OP từ 6.0 hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ C-A hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A
  • Chương trình THPT các nước khác: SAT từ 550 (mỗi phần thi) hoặc tương đương, hoặc ACT từ 8 (thang điểm 12) hoặc có IB từ 20 trở lên hoặc AS/A từ C-A hoặc BTEC Level 3 Extended Diploma từ C-A hoặc tốt nghiệp THPT với tổng điểm thi tốt nghiệp từ 70% trở lên

– Các ngành đào tạo tại Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến Tre: thí sinh phải thỏa các điều kiện và có đủ hồ sơ theo quy định của ĐHQG-HCM về việc đào tạo tại Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến Tre; thí sinh đăng ký hồ sơ xét tuyển tại Phân hiệu ĐHQG-HCM tại Bến tre theo quy định từ tháng 4 – 9/2020.

– Đối với ngành Kiến Trúc: Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển ngành Kiến trúc bằng một hoặc nhiều phương thức xét tuyển của trường Đại học Bách Khoa. Cách thức đăng ký được quy định cụ thể tại mỗi phương thức xét tuyển tương ứng. Thí sinh sẽ tham dự một buổi kiểm tra năng khiếu vẽ sau khi nhập học tại trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM để lấy điểm xếp lớp

Chi tiết các phương thức xét tuyển

  1. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020
  •   Đối tượng: Tất cả các thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020
  •   Cách đăng ký: Các thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 và đăng ký xét tuyển vào các ngành/nhóm ngành của trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM. Nộp Phiếu đăng ký tại trường THPT đối với học sinh đang học lớp 12 hoặc tại Sở GD&ĐT đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước. (Hướng dẫn đăng ký)
  •  Điểm xét tuyển: là tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020, không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có). Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQG-HCM và trường Đại học Bách Khoa
  • Trường hợp các nhóm ngành/ngành có môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển: Chỉ sử dụng kết quả bài thi tiếng Anh và bảng quy đổi điểm từ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS và TOEFL ibt của nhà trường, không sử dụng kết quả miễn thi bài thi tiếng Anh.

Năm 2020, trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG HCM nhận các hồ sơ đăng ký xét tuyển có tổng điểm đã tính điểm ưu tiên từ 17 điểm trở lên (dự kiến).

  • Trường hợp ngành/nhóm ngành có nhiều tổ hợp môn xét tuyển: Điểm chuẩn trúng tuyển là giống nhau cho tất cả tổ hợp môn xét tuyển. Do đó khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần chọn tổ hợp môn mà mình đạt tổng điểm cao nhất.
  • Trường hợp các ngành được tuyển sinh chung trong cùng một nhóm ngành: Điểm xét tuyển (điểm chuẩn trúng tuyển) là giống nhau cho các ngành trong cùng một nhóm ngành. Sinh viên sẽ được phân ngành từ năm thứ 2 theo nguyện vọng và kết quả học tập.
  • Tiêu chí phụ để xét tuyển: Trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm xét tuyển và số thí sinh vượt quá chỉ tiêu, thì đối với ngành Quản lý Công nghiệp và chương trình CLC/TT,  thí sinh có điểm môn Tiếng Anh cao hơn sẽ được trúng tuyển. Đối với các ngành còn lại thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ được trúng tuyển.
  • Trường hợp các nhóm ngành/ngành có môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển: Chỉ sử dụng kết quả bài thi tiếng Anh và bảng quy đổi điểm từ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS và TOEFL ibt của nhà trường, không sử dụng không sử dụng kết quả miễn thi bài thi tiếng Anh.

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

  1. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM

– Đối tượng: Các học sinh giỏi thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trên toàn quốc và các trường THPT thuộc nhóm các trường có điểm trung bình thi THPT quốc gia cao nhất trong ba năm gần nhất theo quy định của ĐHQG-HCM (xem danh sách) thỏa điều kiện:

– Tốt nghiệp THPT năm 2020

– (i) Là học sinh giỏi từ 2 năm trở lên đối với học sinh các trường THPT chuyên, năng khiếu, thực hành sư phạm; hoặc (ii) là học sinh giỏi 3 năm đối với các trường THPT còn lại trong danh sách; hoặc (iii) là thành viên đội tuyển của trường hoặc tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. (Danh sách các trường THPT do ĐHQG- HCM công bố).

– Có hạnh kiểm tốt trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12

– Chỉ áp dụng một lần đúng năm học sinh tốt nghiệp THPT.

– Cách đăng ký: Các thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển vào các nhóm ngành/ngành của trường ĐH Bách Khoa với tối đa 03 nguyện vọng, không giới hạn số đơn vị trong khối thành viên Đại học Quốc gia – TP. HCM (Có phân biệt số thứ tự nguyện vọng).

– Cách xét tuyển: Xét tuyển theo tổng các điểm trung bình các môn (thuộc tổ hợp môn xét tuyển) của các năm lớp 10, 11, 12; theo bài luận của thí sinh và thư giới thiệu của giáo viên. Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định của ĐHQG-HCM và trường Đại học Bách Khoa (nếu có).

+ Trường hợp ngành/nhóm ngành có nhiều tổ hợp môn xét tuyển: Điểm xét tuyển (điểm chuẩn trúng tuyển) là giống nhau cho tất cả tổ hợp môn xét tuyển. Do đó khi đăng ký, thí sinh cần chọn tổ hợp môn mà mình đạt tổng điểm cao nhất.

+ Trường hợp các ngành được tuyển sinh chung trong cùng một nhóm ngành: Điểm xét tuyển (điểm chuẩn trúng tuyển) là giống nhau cho các ngành trong cùng một nhóm ngành. Sinh viên sẽ được phân ngành từ năm thứ 2 theo nguyện vọng và kết quả học tập.

+ Tiêu chí phụ để xét tuyển: Trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm xét tuyển và số thí sinh vượt quá chỉ tiêu, thì đối với ngành Quản lý Công nghiệp và chương trình CLC/TT,  thí sinh có điểm môn Tiếng Anh cao hơn sẽ được trúng tuyển. Đối với các ngành còn lại thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ được trúng tuyển.

+ Trường hợp các nhóm ngành/ngành có môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển: Chỉ sử dụng kết quả bài thi tiếng Anh và bảng quy đổi điểm từ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS và TOEFL ibt của nhà trường, không sử dụng không sử dụng kết quả miễn thi bài thi tiếng Anh.

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của ĐHQG-HCM (dự kiến từ tháng 5 – 9/2020)

  1. Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

– Đối tượng: Các thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo thông báo xét tuyển thẳng của trường Đại học Bách Khoa (các học sinh đạt giải Học sinh giỏi quốc gia, giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, …).

– Cách đăng ký: Các thí sinh nộp hồ sơ đăng ký tại Sở GD&ĐT. (Hướng dẫn đăng ký)

– Cách xét tuyển: Hội đồng tuyển sinh xem xét các hồ sơ xét tuyển thẳng và quyết định.

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

  1. Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐHQG HCM tổ chức 

– Đối tượng: Tất cả các thí sinh có kết quả kỳ đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.

– Cách đăng ký: Các thí sinh đăng ký xét tuyển vào các nhóm ngành/ngành của trường ĐH Bách Khoa với tối đa 03 nguyện vọng, không giới hạn số đơn vị trong khối thành viên Đại học Quốc gia – TP. HCM (Có phân biệt số thứ tự nguyện vọng)

>> đăng ký. (Hướng dẫn đăng ký)

– Điểm xét tuyển: là điểm bài thi đánh giá năng lực. Điểm xét tuyển phải thỏa mức điểm tối thiểu theo quy định của ĐHQG-HCM và trường Đại học Bách Khoa (nếu có).

– Thời gian: Theo kế hoạch tuyển sinh của ĐHQG-HCM (từ tháng 4 – 9/2020)

Các loại chương trình đào tạo >> chi tiết

Chương trình giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Việt

– Đại học chính quy: tuyển sinh với các phương thức xét tuyển trên

– Đại học chính quy (chương trình Kỹ sư Tài năng) : xét tuyển sau năm 1, không tuyển sinh từ đầu vào

– Đại học chính quy (chương trình Kỹ sư Chất lượng cao PFIEV Việt Pháp): đăng ký xét tuyển như Đại học chính quy (đại trà), sau khi trúng tuyển với kết quả cao được đăng ký xét tuyển vào chương trình PFIEV khi nhập học >> chi tiết )

Chương trình giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Anh

– Đại học chính quy (Chương trình Tiên tiến; Chất lượng cao) : tuyển sinh với các phương thức xét tuyển trên

Học phí (dự kiến)

Học phí được tính theo tín chỉ tùy theo số môn học đăng ký. Học phí trung bình mỗi tháng học của chương trình chính quy đại trà được thực hiện theo Quy định về học phí của Chính phủ (nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015). Học phí trung bình mỗi tháng học của chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao được thực hiện theo Quyết định phê duyệt Đề án của Đại học Quốc gia TPHCM (Quyết định số 1640/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 28/08/2014):

– Chương trình chính quy đại trà (kể cả chương trình Kỹ sư tài năng, chương trình Kỹ sư Chất lượng cao PFIEV (Việt Pháp)): 960.000 đ/tháng (năm học 2018 – 2019), 1.060.000 đ/tháng (năm học 2019 – 2020)

– Chương trình chính quy Tiên tiến, Chất lượng cao (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh): 6.000.000 đ/tháng (năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020)

Lưu ý: khi trường được phép tự chủ, học phí sẽ được quy định theo đề án tự chủ được phê duyệt.