PTN Công nghệ Tạo hình và Xử lý Vật liệu

Giới thiệu chung

Phòng thí nghiệm tạo hình và xử lý vật liệu được ra đời từ năm 2018 với chức năng phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực bao gồm công nghệ đúc, công nghệ hàn, công nghệ gia công áp lực và các công nghệ xử lý vật liệu như các phương pháp nâng cao cơ tính, xử lý bề mặt, nghiên cứu tổ chức, tính chất như cấu trúc tế vi, cơ tính vật liệu ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sản phẩm.

Danh sách cán bộ

Hình

chân dung

Họ tên Học hàm

Học vị

Trách nhiệm Chuyên môn chính, định hướng nghiên cứu Các môn

 giảng dạy

  Nguyễn Hải Đăng Tiến sĩ Trưởng phòng thí nghiệm Xử lý bề mặt vật liệu

Ảnh hướng của biến dạng dẻo đến cơ tính vật liệu

Vật liệu composite

Kỹ thuật chế tạo 1

Vật liệu học và xử lý

Thực tập cơ khí đại cương 1

Đào tạo

Số lượng sinh viên và học viên Cao học của ngành kỹ thuật Cơ khí hàng năm tham gia các môn học Tạo hình và xử lý Vật liệu khoảng 800 – 1000 SV. Hiện tại, do hạn chế về thiết bị thí nghiệm nên chỉ mới xây dựng các bài thí nghiệm cho môn học Vật liệu học và xử lý. Bước sang chương trình đào tạo mới (140TC), theo kế hoạch của Khoa sẽ tiến hành tổ chức thí nghiệm của môn Kỹ thuật chế tạo 1 và tiếp tục xây dựng các bài thí nghiệm cho các môn tự chọn: Kỹ thuật hàn, Kỹ thuật cán kim loại, Kỹ thuật Đúc kim loại, Kỹ thuật biến dạng tạo hình kim loại, Kỹ thuật tạo hình tấm,Các phương tạo dáng.

Đây là các môn học phục vụ cho chương trình đào tạo bậc Đại học bao gồm hệ Chính Quy (cho cả chương trình KSTN và KS chất lượng cao), hệ Vừa làm vừa học. Bên cạnh đó, các môn học của chương trình Cao học như Mô phỏng quá trình tạo hình, Lý thuyết biến dạng… tập trung hoàn toàn vào phần lý thuyết mà chưa xây dựng các bài thí nghiệm liên quan vì không có thiết bị thí nghiệm cũng như mặt bằng để bố trí thiết bị.

Các hướng nghiên cứu

  • Hướng nghiên cứu của PTN tạo hình và xử lý vật liệu sẽ tập trung vào các mảng sau:
    • Công nghệ hàn kỹ thuật cao: hồ quang, plasma, hàn siêu âm, hàn ma sát
    • Công nghệ đúc kỹ thuật cao chính xác và điều khiển quá trình kết tinh khi đúc để nâng cao cơ tính…
    • Công nghệ rèn chính xác và tạo hình tấm tiên tiến
    • Biến dạng của vật liệu dưới tác động của tải theo hai phương.
    • Vật liệu composite nền polymer và kim loại
    • Vật liệu thiêu kết
    • Tự động hóa quá trình hàn, đúc, biến dạng tạo hình
    • Áp dụng AI, IoTs vào các quá tình trên.

Cơ sở vật chất

TT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ THIẾT BỊ THÔNG SỐ 
KỸ THUẬT
1 Máy đo độ cứng Rockwell Có 3 thang đo: HRA, HRB, HRC Đo độ cứng HRA, HRB, HRC
2 Máy đo độ cứng Vicker, Brinell Có 3 thang đo:

HB, HV, HR

Đo độ cứng HB, HV, HR
3 Lò nung Lò nung điện trở Nung tới 900oC
4 Lò nung Lò nung điện trở Nung tới 1000oC
5 Máy đánh bóng mẫu Đánh bóng cơ học 2 đĩa: đánh bóng bằng giấy nhám và vải
6 Máy đánh bóng điện phân Đánh bóng bằng điện phân Hỗ trợ áp từ 0 – 30V, dòng từ 0 – 10A, có thể lập trình
7 Kính hiển vi Optika Kính hiển vi quang học Phóng đại 1000x
8 Kính hiển vi quang học Kính hiển vi quang học Phóng đại 1000x
9 Súng đo nhiệt độ Đo nhiệt độ không tiếp xúc 0 – 1000oC
10 Thiết bị đo đặc tính dòng hàn Đo đặc tính dòng hàn 0 – 100A
11 Máy uốn đa năng Thí nghiệm uốn Bán kính uốn 80mm

Các môn học

STT Tên môn học Mã MH Bậc học
1 Thí nghiệm Vật liệu học và xử lý 20182 (thí nghiệm) Đại học

Hợp tác

  • Công ty TNHH Vietsonic.
  • Công ty Công nghệ Hồ Quang.

Liên hệ

  • Email: nhdang@hcmut.edu.vn, ĐT: 0968083708.