- Giới thiệu chung
Phòng thí nghiệm Đo Lường, Khoa Cơ Khí, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1993. Ý tưởng thành lập phòng thí nghiệm có chuyên môn thực hiện các phương pháp đo kiểm các kích thước hình học trong gia công cơ khí được khởi xướng bởi Thầy Lê Minh Ngọc, nguyên là phó khoa Cơ khí tại thời điểm này.
Việc xây dựng dự án phòng thí nghiệm đo lường được thực hiện dựa trên cơ sở là dự án phối hợp giữa khoa cơ khí và công ty Mitutoyo, Nhật Bản. Công ty Mitutoyo đã hỗ trợ rất nhiều cho việc xây dựng phòng thí nghiệm Đo lường, tài trợ các trang thiết bị cần thiết để vận hành phòng thí nghiệm như: máy đo ba trục CMM, các dụng cụ đo như đồng hồ so các loại, thước kẹp, panme các loại.
Phòng thí nghiệm Đo lường được thành lập với tiêu chí là một đơn vị chức năng độc lập trực thuộc khoa cơ khí. Chức năng chuyên môn của phòng thí nghiệm như sau:
- Hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hành các kỹ năng về đo lường hình học, đo lường các thông số vật lý của chi tiết, đo lường các thông số của hệ thống điều khiển quá trình, của quá trình theo phương pháp mới, hiện đại.
- Thực hiện các dịch vụ đo đạc, kiểm tra về hình dáng hình học của các chi tiết gia công cơ khí.
- Thực hiện các lớp đào tạo về kỹ năng đo lường cho các đối tượng có nhu cầu.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực cơ khí, điều khiển, cơ điện tử,…
Trưởng phòng thí nghiệm đo lường các thời kỳ:
- Giai đoạn 1993 – 2013: PGS.TS Thái Thị Thu Hà
- Giai đoạn 2013 – 2018: PGS.TS.Võ Tường Quân
- Giai đoạn 2019 – hiện tại: TS. Trần Nguyên Duy Phương
- Danh sách cán bộ
Hình
chân dung |
Họ tên | Học hàm
Học vị |
Trách nhiệm | Chuyên môn chính, định hướng nghiên cứu | Các môn
giảng dạy |
Bành Quốc Nguyên | Tiến sĩ | Trưởng PTN Đo lường | Đo lường và gia công chính xác | Các quá trình chế tạo
Dung sai kỹ thuật đo Cơ khí đại cương |
|
Nguyễn Minh Dương | ThS | Nhân viên | Chế tạo máy | Đại học:
– TN Dung sai & kỹ thuật đo |
- Đào tạo
- Các ngành, chuyên ngành đào tạo đại học, sau đại học, đào tạo thường xuyên và các hình thức khác.
- Chức năng đào tạo: Phục vụ đào tạo cho sinh viên Khoa Cơ khí và học viên Cao học ngành Kỹ Thuật Cơ Điện Tử.
Các môn học PTN đang đảm trách như sau:
Hệ đại học: Thí nghiệm Dung Sai & Kỹ Thuật Đo (sinh viên khoa Cơ Khí)
Sau đại học: Cảm biến và Ứng dụng; Mô hình hóa hệ thống Cơ điện tử (học viên cao học ngành Kỹ Thuật Cơ điện tử)
- Chức năng nghiên cứu khoa học: Phục vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên; hỗ trợ quý Thầy Cô trong khoa/ngoài khoa thực hiện công tác nghiên cứu khoa học (thực hiện các đề tài nghiên cứu, viết các bài báo nghiên cứu khoa học tham gia hội nghị trong nước/ngoài nước, viết các bài báo tham gia các tạp chí khoa học trong nước/ngoài nước.
- Các điểm nổi bật, đặc thù trong đào tạo của đơn vị.
+ Các thiết bị phục vụ đào tạo được nâng cấp, cải tiến để tiếp cận với xu thế tự động hóa, hiện đại hóa của Việt nam và Thế giới.
+ Đào tạo và thực hành tại chỗ, giúp người học có kỹ năng thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực đo lường bằng các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
+ Các thiết bị phục vụ thí nghiệm, thực hành hầu hết được các cán bộ PTN nghiên cứu thiết kế, chế tạo để phục vụ giảng dạy bám sát chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
- Các hướng nghiên cứu
- Các định hướng nghiên cứu chính.
+ Ứng dụng Cơ điện tử, tự động hóa trong quá trình đo cơ khí, đo quá trình.
+ Ứng dụng Cơ điện tử, tự động hóa giải quyết các vấn đề thực tế của doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thủy sản, y tế, dệt may,…
+ Nhận dạng hệ thống
- Hợp tác nghiên cứu quốc tế:
+ Thực hiện các nghiên cứu về tự động hóa với Công ty Autonics – Hàn Quốc.
+ Thực hiện các nghiên cứu về tự động hóa với các Giáo sư trường Đại học Ulsan – Hàn Quốc.
- Các nhóm nghiên cứu
+ Nhóm nghiên cứu được hướng dẫn bởi PGS.TS Võ Tường Quân.
- Hoạt động nghiên cứu nổi bật
TT | Tên đề tài, năm kết thúc | Chủ trì/Tham gia |
1 | Nghiên cứu thiết kế, chế tạo giường gấp hạn chế loét cho bệnh nhân ít vận động | Chủ trì |
2 | Nghiên cứu điều khiển chuyển động của robot rắn di chuyển trên mặt đất. | Chủ trì |
3 | Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy liên hợp chiết tách nhuộm màu tự nhiên cỡ nhỏ. | Chủ trì |
4 | Nghiên cứu thiết kế chế tạo và điều khiển Robot cá dạng Carangiform 3 khớp hoạt động trong môi trường nước ngọt | Chủ trì |
5 | Nghiên cứu phân tích động lực học và thiết kế chế tạo mô hình robot rắn | Chủ trì |
6 | Nghiên cứu phân tích động lực học và phương pháp tối ưu hóa vận tốc di chuyển của Robot cá 3 khớp dạng Carangiform | Chủ trì |
7 | Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy hồ vải lụa tự động | Tham gia |
8 | Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển khử rơ cho các hệ truyền động cơ khí | Tham gia |
9 | Nghiên cứu cải tạo, nâng cấp hệ thống điều khiển của máy may Juki ASM210 | Tham gia |
- Cơ sở vật chất
TT | TÊN THIẾT BỊ | MÔ TẢ THIẾT BỊ | THÔNG SỐ KỸ THUẬT |
1 | Máy đo độ rung cơ học | ||
2 | Cân điện tử | ||
3 | Máy UPS | ||
4 | Máy đo tiếng ồn (Mỹ) | ||
5 | Máy đo tiếng ồn (Thụy sĩ) | ||
6 | Thiết bị đo nhiệt độ hiện số | ||
7 | Thiết bị đo tốc độ quang học | ||
8 | Máy đo khuyết tật siêu âm | ||
8 | Bộ hiển thị 3 trục | ||
10 | Thước đo chiều cao | ||
11 | Thước đo chiều dài 192-668 | ||
12 | Thước đo chiều dài 192-689 | ||
13 | Thước đo chiều dài 192-689 | ||
14 | Máy thử mỏi của vật liệu | ||
15 | Bàn thí nghiệm 1.2×2.4 | ||
16 | Bàn thí nghiệm đo mức tự động | ||
17 | Thiết bị kiểm tra khuyết tật ổ bị | ||
18 | Thiết bị thí nghiệm đo hệ thống máy | ||
19 | Máy đo độ bóng bề mặt Mitutoyo SJ301 | ||
20 | Máy quét hình | ||
21 | Máy đo chính xác 3 chiều Bayond 504 CNC,CMM | ||
22 | Bộ đo chiều dài chuyển đổi bằng khí nén | ||
23 | Cân điện tử DJ600 | ||
24 | Hệ thống thực hành kỹ thuật Sensor CSE-01 | ||
25 | Máy đo chiếu hình PJ-H3010FT4-200 | ||
26 | Bàn thí nghiệm đo dịch chuyển | ||
27 | Máy đo độ nhớt VT-04F RION | ||
28 | Máy đo nhiệt độ bằng hồng ngoại FLUKE 63 | ||
29 | Máy đo độ rung VM-2004 | ||
30 | Bàn thí nghiệm đo lực Straingage | ||
31 | Động cơ tốc độ cao | ||
32 | Bàn đo nhiệt độ 50-200oC | ||
33 | Máy hiện sóng 2 kênh GDS-1042 | ||
34 | Nguồn cung cấp tuyến tính GPS-1850 | ||
35 | Bàn thí nghiệm đo biến dạng Straingage | ||
36 | Bàn thí nghiệm đo lưu lượng | ||
37 | Máy đo hiện sóng Oscilloscopes | ||
38 | Thước đo cao | ||
39 | Bộ can mẫu chuẩn 73 mẫu | ||
40 | Đồng hồ so 1-10 | ||
41 | Dụng cụ đo Pame | ||
42 | Thướt cặp | ||
43 | Đồng hồ Mutimeter PC 510a | ||
44 | Đồng hồ so Cose 2308 10F | ||
45 | Thướt cặp 1205-1501 |
- Các môn học
Stt | Tên môn học | Mã MH | Bậc học |
1 | Thí nghiệm Dung sai & Kỹ thuật đo | ME3004/ME3802 | Đại học |
2 | Cảm biến và Ứng dụng | 025043/027088 | Cao học |
3 | Mô hình hóa hệ thống cơ điện tử | 025204 | Cao học |
8. Sách xuất bản
TT | Tên sách | Nhà xuất bản | Năm xuất bản | Tên tác giả |
1 | Vi Điều Khiển Ứng Dụng Trong Cơ Điện Tử và Robot | Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh | 2106 | Võ Tường Quân |
- Hợp tác
- Các chương trình hợp tác, hoạt động hợp tác của đơn vị.
+ Chương trình hợp tác nghiên cứu với Lab nghiên cứu tại trường Đại học Ulsan – Hàn Quốc.
+ Chương trình hợp tác nghiên cứu với Công ty Autonics – Hàn Quốc
- Các đối tác
+ Trường Đại học Ulsan – Hàn Quốc.
+ Công ty Autonics – Hàn Quốc.
+ Công ty Industrial Automation Advisor.
+ Công ty Phana.
+ Công ty Hoàng Quốc.
+ Doanh nghiệp Thanh Huấn.
+ Công ty Vương Hải.
+ Công ty lụa Toàn Thịnh.
+ Phân viện Dệt May tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Sở Khoa học & Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Liên hệ
- Email, điện thoại và hình thức liên hệ khác với đơn vị.
TS Trần Nguyên Duy Phương
Email: tndpctm@gmail.com hoặc ptndoluong@hcmut.edu.vn