Bộ môn Cơ Điện Tử

Giới thiệu về bộ môn: 

  • Ngày 28/01/1999: Thành lập bộ môn Cơ Điện Tử
  • Ngày 11/11/2006: Sáp nhập nhân sự của hai bộ môn: Cơ Điện Tử và Kỹ thuật Điều khiển Tự động.

Bộ môn Cơ Điện Tử là đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học lĩnh vực Kỹ thuật Cơ Điện Tử-là một ngành kỹ thuật hiện đại có nền tảng khoa học là phần giao thoa của các ngành cơ khí, ngành điện-điện tử, và ngành khoa học máy tính. Các kỹ sư cơ điện tử có khả năng thiết kế, phát triển, thử nghiệm và vận hành các hệ thống cần sự tích hợp của các phần tử cơ khí, phần tử điện-điện tử, và được điều khiển bởi giải thuật được chương trình hoá trên các thiết bị logic lập trình được.

Một số ví dụ về hệ thống cơ điện tử: robot công nghiệp, robot di động, máy in 3D, máy gia công bằng chương trình số, hệ thống điều khiển máy bay, hệ thống camera quan sát, hệ thống khoá điện tử, máy xạ trị ung thư, v.v

Tầm nhìn: Trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu, và đổi mới đạt trình độ quốc tế trong lĩnh vực Cơ Điện Tử. Chú trọng đào tạo gắn liền với thị trường lao động công nghệ cao. Hợp tác hiệu quả với các đối tác công nghiệp. Năng động đổi mới và sáng tạo. Nghiên cứu được thúc đẩy thông qua kết hợp đa ngành và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên bộ môn.

Sứ mạng: Đào tạo các sinh viên nắm vững kiến thức, có kinh nghiệm thực tiễn, có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm, có tinh thần khởi nghiệp và nhận thức về kỹ thuật thân thiện với môi trường. Chúng tôi mong muốn đào tạo những thế hệ kỹ sư kế tiếp có khả năng nắm bắt và sáng tạo những công nghệ cao.

  • Mục tiêu chiến lược
  • Phát triển đội ngũ giảng viên có năng lực nghiên cứu khoa học trình độ quốc tế.
  • Xây dựng chương trình đào tạo có tính thực tiễn và bám sát chính sách đào tạo và phát triển khoa học của quốc gia với sự hợp tác chặt chẽ từ các đối tác công nghiệp và học thuật
  • Liên tục cải tiến chất lượng hoạt động đào tạo
  • Cải tiến và phát triển và cơ sở vật chất hiện có, hợp tác chặt chẽ với các đối tác học thuật và công nghiệp để thúc đẩy các hoạt động học tập, giảng dạy và hỗ trợ nghiên cứu.
  • Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh.