1. KHOA CƠ KHÍ
Khoa Cơ khí được thành lập từ năm 1956, là một trong những Khoa lớn và lâu đời nhất của Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo và nghiên cứu cơ khí ở phía Nam, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực cơ khí để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, hội nhập vào môi trường làm việc toàn cầu cũng như tiến hành nghiên cứu đổi mới công nghệ áp dụng vào sản xuất.
2. NGÀNH/CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO
Ngành Kỹ thuật Cơ khí (MTS: 109, 209) 1
Đào tạo kỹ sư cơ khí có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt.
1. Ngành Kỹ thuật Cơ khí có 04 định hướng: KT Chế tạo, KT Thiết kế, KT Máy xây dựng và nâng chuyển, CN tạo hình vật liệu.
Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử 2 (MTS: 110, 210)
Chương trình đào tạo có tính liên ngành bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử và kỹ thuật lập trình, được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo người kỹ sư có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử, robot trong các qui trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp; có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới. Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp.
2. Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử giảng dạy tiếng anh có 2 hướng: Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Robot
Ngành Kỹ thuật Nhiệt (MTS: 140)
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt lạnh có thể tính toán thiết kế được các hệ thống nhiệt công nghiệp, nhiệt điện, hệ thống sấy, hệ thống lạnh công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí trung tâm, các hệ thống sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời, gió), đưa ra các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm trong các hệ thống đã thiết kế.
Ngành Kỹ thuật Dệt (MTS: 112)
Ngành Kỹ thuật dệt dành cho các sinh viên yêu thích kỹ thuật tạo sợi vải phục vụ cho may mặc, công nghiệp và các lĩnh vực khác. Chương trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về vật liệu dệt, kỹ thuật tạo sợi, vải, in nhuộm hoàn tất, quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp kiến thức về quản lý sản xuất hiện đại, các vấn đề thời sự trong ngành dệt may như sinh thái, môi trường và các kỹ thuật vật liệu hiệu năng cao, kỹ thuật dệt tiên tiến, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.
Ngành Công nghệ Dệt, may (MTS: 112)
Ngành Công nghệ Dệt, may dành cho các sinh viên có sở thích và năng khiếu về kỹ thuật may công nghiệp và thời trang. Chương trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật may cơ bản và nâng cao, thiết bị may, mỹ thuật trang phục, quản lý sản xuất trong dây chuyền may công nghiệp hiện đại, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp may.
Ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp (MTS: 128)
Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Industrial Systems Engineering – ISE) có nhiều ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các tổ chức sản xuất và dịch vụ. Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức quản lý và điều hành hệ thống sản xuất, dịch vụ, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho; các kỹ thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất; kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, quản lý và kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng; kỹ thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin; cách thức thiết kế và áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (MTS: 128, 228)
Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Thiết kế và quản lý hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời và chính xác các nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy dòng lưu thông hàng hoá từ nhà cung cấp, nhà máy sản xuất, chế tạo, qua các kênh phân phối đến tay người tiêu dùng được thông suốt hơn; giảm thiểu chi phí, gia tăng giá trị và độ hài lòng của khách hàng; từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
GIỚI THIỆU KHOA
Tiền thân Khoa Cơ khí là Trường Quốc Gia Kỹ sư Công nghệ, được thành lập từ năm 1956. Khoa Cơ khí là một trong những Khoa lớn và lâu đời nhất của Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM, là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo và nghiên cứu ở phía Nam, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành liên quan lĩnh vực cơ khí, tự động hóa để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, hội nhập vào môi trường làm việc toàn cầu cũng như tiến hành nghiên cứu đổi mới công nghệ áp dụng vào sản xuất.
Khoa Cơ khí đào tạo trình độ đại học 07 ngành chính quy bằng tiếng Việt và 4 ngành, chuyên ngành bằng tiếng Anh.
Ai có thể theo học?
Các bạn học sinh có đam mê và yêu thích trong các lĩnh vực cơ khí – tự động hóa, điều khiển, kỹ thuật công nghiệp, dệt may, logistics, hệ thống công nghiệp liên quan đến: thiết bị và máy móc công nghiệp, robot, hệ thống tự động hóa, thiết bị chế biến thực phẩm, thiết bị dệt , công nghệ dệt – may, thiết bị nhiệt lạnh, kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật hệ thống, kỹ thuật công nghiệp, logistics, quản lý chuỗi cung ứng…
Sinh viên có gì sau khi tốt nghiệp?
- Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và chuyên ngành: các quá trình vật lý của kỹ thuật, hệ thống sản xuất, thiết kế và phát triển sản phẩm, đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế kỹ thuật, hệ thống cung ứng trong các hệ thống sản xuất công nghiệp,
- Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
- Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
Cơ hội nghề nghiệp –việc làm?
Các kỹ sư tốt nghiệp từ Khoa Cơ khí được nhiều nhà tuyển dụng quan tâm và có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ – kỹ thuật, các cơ sở đào tạo – nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm…
Và rất nhiều kỹ sư của Khoa Cơ khí nắm giữ những vị trí quan trọng chủ chốt trong các công ty, tập đoàn lớn như: Trường Hải, Vinamilk, Acecook, Intel, Bosch, Nidec, Holcim, Unilever, P&G, Cotteccons, Yuwa, Dệt may Thành Công, May Nhà Bè, Kéo sợi Thiên Nam, Cotteccons, Timtex, Tri-Union, C.Illies &Co, Intertek, Fiti, MTS…
Xem thêm thông tin tại:
https://fme.hcmut.edu.vn/tuyen-sinh
Để được giao lưu, đặt câu hỏi và tư vấn tuyển sinh trực tuyến, xin mời vào địa chỉ:
https://www.facebook.com/groups/tuvantuyensinh2021bk
Email:
trandainguyen@hcmut.edu.vn
===========================
ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2021:
Mã Ngành | Tên ngành | Điểm trúng tuyển
(Điểm chuẩn) |
A. ĐẠI HỌC CHÍNH QUY | ||
106 | Khoa học Máy tính | 28.00 |
107 | Kỹ thuật Máy tính | 27.35 |
108 | Kỹ thuật Điện; Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (Nhóm ngành) | 25.60 |
109 | Kỹ thuật Cơ khí | 24.50 |
110 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 26.75 |
112 | Kỹ thuật Dệt; Công nghệ Dệt May (Nhóm ngành) | 22.00 |
114 | Kỹ thuật Hóa học; Công nghệ Thực phẩm; Công nghệ Sinh học (Nhóm ngành) | 26.30 |
115 | Kỹ thuật (KT) Xây dựng; KT Xây dựng Công trình Giao thông; KT Xây dựng Công trình Thủy; KT Xây dựng Công trình Biển; KT Cơ sở Hạ tầng; Công nghệ KT Vật liệu Xây dựng; KT Trắc địa – Bản đồ (Nhóm ngành) | 22.40 |
117 | Kiến trúc | 25.25 |
120 | Kỹ thuật Địa chất; Kỹ thuật Dầu khí (Nhóm ngành) | 22.00 |
123 | Quản lý Công nghiệp | 25.25 |
125 | Quản lý Tài nguyên và Môi trường; Kỹ thuật Môi trường (Nhóm ngành) | 24.00 |
128 | Logistics và Quản lý chuỗi Cung ứng; Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Nhóm ngành) | 26.80 |
129 | Kỹ thuật Vật liệu | 22.60 |
137 | Vật lý Kỹ thuật | 25.30 |
138 | Cơ Kỹ thuật | 24.30 |
140 | Kỹ thuật Nhiệt (Nhiệt lạnh) | 23.00 |
141 | Bảo dưỡng Công nghiệp | 22.00 |
142 | Kỹ thuật Ô tô | 26.50 |
145 | Kỹ thuật hàng không – Kỹ Thuật Tàu thủy
(Song ngành) |
25.00 |
B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO, CT TIÊN TIẾN | ||
206 | Khoa học Máy tính | 28.00 |
207 | Kỹ thuật Máy tính | 27.35 |
208 | Kỹ thuật Điện – Điện tử | 24.75 |
209 | Kỹ thuật Cơ khí | 24.50 |
210 | Kỹ thuật Cơ điện tử | 26.60 |
211 | Kỹ thuật Cơ điện tử (chuyên ngành Kỹ Thuật Robot) | 26.00 |
214 | Kỹ thuật Hóa học | 25.40 |
215 | Kỹ thuật Xây dựng; Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông | 22.30 |
217 | Kiến Trúc (Kiến Trúc Cảnh Quan) | 22.00 |
219 | Công nghệ Thực phẩm | 25.70 |
220 | Kỹ thuật Dầu khí | 22.00 |
223 | Quản lý Công nghiệp | 24.50 |
225 | Kỹ thuật Môi trường; Quản lý Tài nguyên và Môi trường (Nhóm ngành) | 22.50 |
228 | Logistics và Quản Lý chuỗi cung ứng | 26.25 |
237 | Vật lý kỹ thuật (chuyên ngành Kỹ Thuật Y sinh) | 24.50 |
242 | Kỹ thuật Ô tô | 26.00 |
245 | Kỹ thuật Hàng Không | 25.50 |
266 | Khoa học máy tính – CLC Tăng cường tiếng Nhật | 26.75 |
268 | Cơ Kỹ Thuật – CLC Tăng Cường Tiếng Nhật ) | 22.80 |