NGÀNH KỸ THUẬT DỆT

 

Tổng quan chương trình:

Ngành Kỹ thuật dệt may dành cho các sinh viên yêu thích kỹ thuật tạo sợi vải phục vụ cho may mặc, công nghiệp và các lĩnh vực khác.

Chương trình học bao gồm các kiến thức chuyên sâu về vật liệu dệt, kỹ thuật tạo sợi, vải, in nhuộm hoàn tất, quản lý điều hành sản xuất sợi dệt nhuộm và thiết bị dệt. Ngoài ra, chương trình còn có các môn tự chọn về quản lý sản xuất hiện đại, các vấn đề thời sự trong ngành dệt may như sinh thái, môi trường và các kỹ thuật vật liệu hiệu năng cao, kỹ thuật dệt tiên tiến, ứng dụng tin học trong thiết kế và vận hành công nghiệp dệt.

Các mục tiêu cụ thể như sau:

  • Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
  • Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và ngành: các quá trình gia công chế biến từ xơ dệt đến vải hoàn tất và các sản phẩm dệt kỹ thuật, hệ thống sản xuất và bảo trì, thiết kế và phát triển sản phẩm giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế và sản xuất trong các hệ thống sản xuất công nghiệp dệt, có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật sợi dệt nhuộm bằng kiến thức chuyên môn và các công cụ tin học hiện đại.
  • Có kỹ năng cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa và môi trường quốc tế.
  • Có trình độ ngoại ngữ chuyên ngành đủ để trao đổi và làm việc chuyên môn
  • Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.

Triển vọng nghề nghiệp:

Trong biểu đồ phát triển của các nền công nghiệp, công nghiệp dệt luôn giữ vị trí xuất phát điểm. Hiện nay, công nghiệp dệt từ các nước đã phát triển đang chuyển dần sang Việt nam. Nhằm tạo thế chủ động từ khâu nguyên liệu đến xuất khẩu sản phẩm may mặc cuối cùng, ngành công nghiệp dệt đang được đầu tư từ nguyên liệu cho đến sợi, vải, hoàn tất và vật liệu chức năng. Kỹ sư đào tạo cơ bản, chuyển sâu về kỹ thuật dệt còn rất thiếu, số lượng khoảng 35 kỹ sư dệt mỗi năm là không đủ đáp ứng cho nhu cầu của số lượng lớn các công ty sợi dệt nhuộm khu vực phía Nam cũng như cả nước. Các công ty thường xuyên liên hệ với bộ môn để tuyển dụng sinh viên kỹ thuật dệt.

Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc như: kỹ sư công nghệ, thiết bị trong các dây chuyền sản xuất sợi dệt nhuộm; thiết kế kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật; quản đốc xưởng sản xuất; kỹ sư- giám đốc kinh doanh cho các công ty thương mại về ngành dệt; chuyên viên tại các viện nghiên cứu- phòng thí nghiệm-kiểm định; đại diện cho các công ty dệt may nước ngoài ở Việt Nam

Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật dệt may tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: Các công ty thuộc Tập đoàn dệt may Vinatex, các công ty sản xuất vốn đầu tư nước ngoài như Texhong, Bros-tex, Kondo các công ty cổ phần-liên doanh như Công ty cổ phần dệt may Thành Công, Tổng công ty cổ phần Phong Phú, Tổng công ty 28, các công ty thương mại như Timtex, Tri-Union, C.Illies &Co và nhiều công ty khác.

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo:

Chuẩn đầu ra theo CDIO (Vietnamese)

  • – CHUẨN ĐẦU RA CDIO
    • – Khả năng nhận diện, hình thành và giải quyết bài toán kỹ thuật phức tạp trên cơ sở áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật.
      • – Khả năng hiểu, ứng dụng và phân tích các đặc tính cơ lý hóa để giải thích các vấn đề về cấu trúc của vật liệu dệt.
      • – Ứng dụng kiến thức cơ sở để giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ thuật dệt, kiểm tra và nhận xét kết quả.
      • – Ứng dụng kiến thức cơ bản toán, khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật dệt
    • – Khả năng áp dụng quá trình thiết kế kỹ thuật để đưa ra các giải pháp phù hợp, có xem xét đến các yêu cầu liên quan sức khỏe cộng đồng, an toàn, môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội …
      • – Khả năng thiết kế và phân tích quy trình sản xuất trong ngành kỹ thuật dệt
      • – Khả năng thiết kế và phân tích cấu trúc sản phẩm sợi dệt nhuộm.
      • – Khả năng thiết kế, thiết lập thông số kỹ thuật cho cấu trúc sợi/vải hoặc tạo màu/ghép màu trên sản phẩm
      • – Nhận dạng các thông số kỹ thuật liên quan tới những yêu cầu, ràng buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế sản phẩm dệt
    • – Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các nhóm đối tượng liên quan.
      • – Trình bày báo cáo kỹ thuật phù hợp với quy định và tiêu chuẩn
      • – Thuyết trình hiệu quả báo cáo kỹ thuật
      • – Ứng dụng ngoại ngữ để giao tiếp hiệu quả
    • – Có trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong khi đưa ra các giải pháp kỹ thuật, có những đánh giá phù hợp và phải xem xét tác động của các giải pháp đó trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
      • – Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực và làm việc có trách nhiệm
      • – Hiểu biết vai trò của việc ra quyết định chuyên nghiệp và hợp đạo đức.
      • – Khả năng nhận biết và áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề kỹ thuật dệt trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu, môi trường, và xã hội.
      • – Xác định được các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật dệt
    • – Khả năng hoạt động nhóm hiệu quả qua đó từng thành viên thể hiện được trách nhiệm bản thân để hoàn thành một mục đích chung.
      • – Làm việc trách nhiệm để đảm bảo về chất lượng, khối lượng và thời gian của đồ án /dự án
      • – Chia sẻ kiến thức với tập thể
      • – Hợp tác tập thể đa lĩnh vực trong việc hoạch định và thực hiện đồ án.
    • – Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực kỹ thuật dệt
      • – Lập kế hoạch thí nghiệm
      • – Tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử lý dữ liệu
      • – Phân tích và diễn giải kết quả thí nghiệm đạt được
    • – Khả năng tiếp nhận và vận dụng những kiến thức mới bằng những phương pháp học tập, làm việc phù hợp.
      • – Tìm kiếm thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề
      • – Lập và quản lý kế hoạch học tập hiệu quả
      • – Thể hiện tư duy phản biện và sáng tạo
      • – Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho việc học tập
  • Chuẩn đầu ra theo CDIO (English)
  • – CDIO OUTCOMES
    • – An ability to identify, formulate, and solve complex engineering problems by applying principles of engineering, science and mathematics.
      • – An ability to understand, apply and analyze chemical physical mechanical properties to explain the problems in structure of textile materials.
      • – An ability basic knowledge to solve the problems about textile engineering, test and comment on results.
      • – Apply math and scientific priciples (physics, chemistry) to solve textile’s engineering problems.
    • – An ability to apply engineering design to produce solutions that meet specified needs with consideration of public health, safety, environmental, and economic factors ,vv
      • – An ability to design and analyze manufacturing processes in textile engineering industry
      • – An ability to design and analyze structure of dyeing textile products.
      • – An ability to design, set specifications for yarn / fabric structure or make color / color matching on products
      • – An ability to identify the specifications related to requirements, constraints and technical standards in textile product design
    • – An ability to communicate effectively with a range of audiences
      • – An ability to present technical reports in accordance with regulations and standards
      • – An ability to present of effective technical reports
      • – An ability to apply foreign languages to communicate effectively
      • – An ability to recognize ethical and professional responsibilities in engineering situations and make informed judgments, which must consider the impact of engineering solutions in global, economic, environmental, and societal contexts
        • – Demonstrates the professional ethics, honesty and responsible work.
        • – Understands the global impact of professional and ethics engineering decisions
        • – An ability to recognize and apply knowledge to solve textile engineering problems in a global, environmental, and social context.
        • – Identify contemporary proplems related to textile engineering
  • – An ability to function effectively on a team whose members together provide leadership, create a collaborative and inclusive environment, establish goals, plan tasks, and meet objectives
    • – Work responsibly to ensure the quality, volume and time of the project
    • – Share knowledge with the collective team
    • – Cooperate collective team in multidisciplinary areas in planning and implementing the project.
  • – An ability to design, develop and conduct appropriate experimentation, analyze and interpret data in textile engineering
    • – Plan and develop experiments
    • – Conduct experiments, collect and process data
    • – Analyze and interpret the experiment results
  • – An ability to acquire and apply new knowledge as needed, using appropriate learning strategies.
    • – Find the necessary information to solve the problem
    • – Create and manage an effective study plan
    • – Show critical and creative thinking
    • – The ability to use modern techniques, skills and tools necessary for learning

 

  • Chuẩn đầu ra theo ABET (Vietnamese)
  • – CHUẨN ĐẦU RA ABET
    • – Khả năng nhận diện, hình thành và giải quyết bài toán kỹ thuật phức tạp trên cơ sở áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật.
      • – a1 . Khả năng hiểu, ứng dụng và phân tích các đặc tính cơ lý hóa để giải thích các vấn đề về cấu trúc của vật liệu dệt.
      • – a2 . Ứng dụng kiến thức cơ sở để giải quyết vấn đề liên quan đến kỹ thuật dệt, kiểm tra và nhận xét kết quả.
      • – a3 . Ứng dụng kiến thức cơ bản toán, khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học) để giải quyết các vấn đề kỹ thuật dệt
    • – Khả năng áp dụng quá trình thiết kế kỹ thuật để đưa ra các giải pháp phù hợp, có xem xét đến các yêu cầu liên quan sức khỏe cộng đồng, an toàn, môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội …
      • – Khả năng thiết kế và phân tích quy trình sản xuất trong ngành kỹ thuật dệt
      • – Khả năng thiết kế và phân tích cấu trúc sản phẩm sợi dệt nhuộm.
      • – Khả năng thiết kế, thiết lập thông số kỹ thuật cho cấu trúc sợi/vải hoặc tạo màu/ghép màu trên sản phẩm
      • – Nhận dạng các thông số kỹ thuật liên quan tới những yêu cầu, ràng buộc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế sản phẩm dệt
    • – Có khả năng giao tiếp hiệu quả với các nhóm đối tượng liên quan.
      • – Trình bày báo cáo kỹ thuật phù hợp với quy định và tiêu chuẩn
      • – Thuyết trình hiệu quả báo cáo kỹ thuật
      • – Ứng dụng ngoại ngữ để giao tiếp hiệu quả
    • – Có trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong khi đưa ra các giải pháp kỹ thuật, có những đánh giá phù hợp và phải xem xét tác động của các giải pháp đó trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
      • – Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực và làm việc có trách nhiệm
      • – Hiểu biết vai trò của việc ra quyết định chuyên nghiệp và hợp đạo đức.
      • – Khả năng nhận biết và áp dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề kỹ thuật dệt trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu, môi trường, và xã hội.
      • – Xác định được các vấn đề đương đại liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật dệt
    • – Khả năng hoạt động nhóm hiệu quả qua đó từng thành viên thể hiện được trách nhiệm bản thân để hoàn thành một mục đích chung.
      • – Làm việc trách nhiệm để đảm bảo về chất lượng, khối lượng và thời gian của đồ án /dự án
      • – Chia sẻ kiến thức với tập thể
      • – Hợp tác tập thể đa lĩnh vực trong việc hoạch định và thực hiện đồ án.
    • – Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực kỹ thuật dệt
      • – Lập kế hoạch thí nghiệm
      • – Tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử lý dữ liệu
      • – Phân tích và diễn giải kết quả thí nghiệm đạt được
    • – Khả năng tiếp nhận và vận dụng những kiến thức mới bằng những phương pháp học tập, làm việc phù hợp.
      • – Tìm kiếm thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề
      • – Lập và quản lý kế hoạch học tập hiệu quả
      • – Thể hiện tư duy phản biện và sáng tạo
      • – Khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho việc học tập

 

Chuẩn đầu ra theo ABET (English)

– ABET OUTCOMES

  • – An ability to identify, formulate, and solve complex engineering problems by applying principles of engineering, science and mathematics.
    • – a1 . An ability to understand, apply and analyze chemical physical mechanical properties to explain the problems in structure of textile
    • – a2 .An ability basic knowledge to solve the problems about textile engineering, test and comment on
    • – a3 . Apply math and scientific priciples (physics, chemistry) to solve textile’s engineering
  • – An ability to apply engineering design to produce solutions that meet specified needs with consideration of public health, safety, environmental, and economic factors
    • – An ability to design and analyze manufacturing processes in textile engineering industry
    • – An ability to design and analyze structure of dyeing textile products.
    • – An ability to design, set specifications for yarn / fabric structure or make color / color matching on products
    • – An ability to identify the specifications related to requirements, constraints and technical standards in textile product design
  • – An ability to communicate effectively with a range of audiences
    • – An ability to present technical reports in accordance with regulations and standards
    • – An ability to present of effective technical reports
    • – An ability to apply foreign languages to communicate effectively
  • – An ability to recognize ethical and professional responsibilities in engineering situations and make informed judgments, which must consider the impact of engineering solutions in global, economic, environmental, and societal contexts
    • – Demonstrates the professional ethics, honesty and responsible work.
    • – Understands the global impact of professional and ethics engineering decisions
    • – An ability to recognize and apply knowledge to solve textile engineering problems in a global, environmental, and social context.
    • – Identify contemporary proplems related to textile engineering
  • – An ability to function effectively on a team whose members together provide leadership, create a collaborative and inclusive environment, establish goals, plan tasks, and meet objectives
    • – Work responsibly to ensure the quality, volume and time of the project
    • – Share knowledge with the collective team
    • – Cooperate collective team in multidisciplinary areas in planning and implementing the project.
  • – An ability to design, develop and conduct appropriate experimentation, analyze and interpret data in textile engineering.
    • – LPlan and develop experiments
    • – Conduct experiments, collect and process data
    • – Analyze and interpret the experiment results
  • – An ability to acquire and apply new knowledge as needed, using appropriate learning strategies.
    • – Find the necessary information to solve the problem
    • – Create and manage an effective study plan
    • – Show critical and creative thinking
    • – The ability to use modern techniques, skills and tools necessary for learning

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Xem chương trình đào tạo tại đây.