Khoa Cơ khí có 6 ngành đào tạo đại học, bao gồm: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Cơ điện tử, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Nhiệt, Kỹ thuật Dệt, và Công nghệ May. Chỉ tiêu đào tạo hàng năm khoảng 650 sinh viên được tuyển sinh thông qua 3 nhóm ngành: Cơ khí – Cơ điện tử, Dệt – May, và Kỹ thuật hệ thống công nghiệp.
A. Ngành Kỹ thuật Cơ khí
Chương trình đào tạo Kỹ sư Cơ khí, được xây dựng theo hướng kỹ thuật, đào tạo kỹ sư cơ khí có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở vững vàng, có khả năng giải quyết độc lập các vấn đề kỹ thuật, có khả năng phát triển nghiên cứu ngành Cơ khí, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao của đất nước. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Kỹ thuật Cơ khí có thể:
– Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
– Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và ngành: các quá trình vật lý của kỹ thuật cơ khí, hệ thống sản xuất và bảo trì, thiết kế và phát triển sản phẩm giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo trong các hệ thống sản xuất công nghiệp.
– Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa, đa quốc gia.
-Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.
B. Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử
Đào tạo kỹ sư Cơ Điện Tử có năng lực, giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo và tự động hóa trong các hệ thống sản xuất công nghiệp, có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Từ sứ mạng của bộ môn, đó là tạo cho sinh viên một môi trường giáo dục toàn diện thông qua các chương trình học tiên tiến cho ngành kỹ thuật cơ điện tử, kết quả đào tạo được mong đợi là nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Chương trình Cơ điện tử được xây dựng theo hướng kỹ thuật, nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, giỏi về cơ khí, điện, điện tử, có kiến thức về công nghệ thông tin để người kỹ sư có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các qui trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật cao về cơ điện tử của đất nước. Các mục tiêu cụ thể như sau:
· Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
· Nắm vững kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
· Nắm vững các kiến thức cơ sở và chuyên ngành của lĩnh vực cơ điện tử; có trải nghiệm thực tế nhằm vận dụng hiệu quả và từ đó phát huy tính sáng tạo trong họat động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu.
· Phát triển các kỹ năng về tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và giao tiếp; có tinh thần làm việc tập thể và thái độ chuyên nghiệp, chuẩn bị khả năng làm việc trong môi trường hiện đại và hội nhập.
C.Ngành Kỹ thuật Dệt
Mục tiêu đào tạo của chương trình đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục đại học nhằm đào tạo nhân lực ngành kỹ thuật dệt, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Chương trình nhằm đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình có sự giáo dục khoa học và chuyên môn nghề nghiệp toàn diện cho phép họ có thể thành công trong công việc của người kỹ sư nói chung và nhất là trong ngành Kỹ thuật Dệt. Các mục tiêu cụ thể như sau:
· Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
· Có các kiến thức cơ sở kỹ thuật và ngành: các quá trình gia công chế biến từ xơ dệt đến vải hoàn tất và các sản phẩm dệt kỹ thuật, hệ thống sản xuất và bảo trì, thiết kế và phát triển sản phẩm giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế và sản xuất trong các hệ thống sản xuất công nghiệp dệt, có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật sợi dệt nhuộm bằng kiến thức chuyên môn và các công cụ tin học hiện đại.
· Có kỹ năng cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa và môi trường quốc tế.
· Có trình độ ngoại ngữ chuyên ngành đủ để trao đổi và làm việc chuyên môn
· Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.
D.Ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về giáo dục khoa học và nghề nghiệp làm nền tảng thành công trong công việc của người kỹ sư Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp. Đặc biệt, họ:
· Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
· Có kiến thức cơ sở kỹ thuật và ngành cần thiết về tối ưu hóa, quản lý hệ thống sản xuất và dịch vụ, kinh tế, và kỹ thuật – kiến thức tổng quan các ngành khác như cơ khí, điện, và vận tải – nhằm phân tích, đánh giá, thiết kế, triển khai và vận hành hiệu quả hệ thống sản xuất và dịch vụ.
· Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, phẩm chất, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp tốt, năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, và vận hành trong tương tác bối cảnh doanh nghiệp và xã hội nhằm tạo tiền đề cho việc phối hợp các ngành khác để giải quyết các vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực cũng như nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành và học tập nâng cao.
· Có hiểu biết về kinh tế, chính trị và kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo để phục vụ sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.
D. Ngành Kỹ thuật Nhiệt
Chương trình Kỹ thuật Nhiệt (chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt Lạnh) được xây dựng nhằm mục tiêu đào tạo những kỹ sư có kiến thức và kỹ năng đủ để giải quyết những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc, thiết bị chuyên ngành nhiệt lạnh hiện đang được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất và chế tạo của các nhà máy, xí nghiệp. Chương trình Kỹ thuật Nhiệt còn nhắm đến việc đào tạo những kỹ sư có trình độ kỹ thuật cao, có đạo đức và sức khỏe tốt để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. Các mục tiêu cụ thể như sau:
· Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
· Có các kiến thức cơ sở về kỹ thuật và ngành cần thiết để có đủ năng lực tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến các quá trình phân tích, đánh giá, thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo trì, khắc phục sự cố, nghiên cứu, phát triển sản phẩm trong các hệ thống nhiệt lạnh.
· Có các kỹ năng cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường công việc liên ngành, đa văn hóa.
· Có hiểu biết về kinh tế, chính trị, có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội và cộng đồng.