PTN Điều khiển và Tự động hóa

  1. Giới thiệu chung

Phòng thí nghiệm Điều khiển và Tự động hóa trực thuộc khoa Cơ Khí, trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM. Phòng được thành lập năm 2014 và là nơi để gắn kết 3 thành phần: trang thiết bị, cán bộ giảng dạy lý thuyết và cán bộ giảng dạy thực hành.

Đây là một phòng thực hành, thí nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực tự động hóa sản xuất và các lĩnh vực phụ trợ. Bước đầu là hỗ trợ cho sinh viên đại học của Khoa Cơ khí và từng bước tiến đến hỗ trợ các nhóm nghiên cứu của Khoa nhằm tiếp cận và ứng dụng mảng tự động hóa sản xuất vào trong nhu cầu thực tế sản xuất.

Đây là một phòng tập trung trang thiết bị giảng dạy thực hành, nghiên cứu liên quan đến điện, điện tử, và tự động hóa sản xuất, đầu tư có định hướng để nâng cao chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, nâng cao trình độ của sinh viên Cơ khí sau khi ra trường, cũng như phục vụ cho các nghiên cứu của các nghiên cứu sinh, học viên cao học của Khoa Cơ khí.

  1. Danh sách cán bộ
Hình

chân dung

Họ tên Học hàm

Học vị

Trách nhiệm Chuyên môn chính, định hướng nghiên cứu Các môn

 giảng dạy

  Phùng Trí Công GV, TS Trưởng PTN, Giảng dạy – Robot công nghiệp

– Mobile robot

– Các hệ thống tự động hóa

– Kỹ thuật Robot

– Kỹ thuật điều khiển tự động

– Vi điều khiển

– TN Kỹ thuật Robot

– TN Kỹ thuật điều khiển tự động

– TN Vi điều khiển

  Vương Ngọc Anh Thư KS Giảng dạy, Bảo trì –   Xử lý ảnh.

– Các hệ thống tự động hóa.

–  TN Trang bị điện – điện tử trong máy công nghiệp.

–  TN Kỹ thuật điều khiển tự động.

–  TN Hệ thống PLC.

  1. Đào tạo

Phòng TN Điều khiển và Tự động hóa giảng dạy thí nghiệm và thực hành các môn học chung của Khoa Cơ Khí như:

– Thí nghiệm Kỹ thuật Robot.

– Thí nghiệm Vi điều khiển.

– Thí nghiệm Kỹ thuật điều khiển tự động.

– Thí nghiệm Trang bị điện – điện tử trong máy công nghiệp.

– Thí nghiệm Hệ thống PLC.

  1. Các hướng nghiên cứu

Các định hướng nghiên cứu chính của Phòng TN Điều khiển và Tự động hóa như sau:

– Nghiên cứu về lãnh vực Robot: Robot công nghiệp, mobile robot, robot ứng dụng trong sản xuất và đời sống.

– Nghiên cứu về lãnh vực điều khiển tự động: các hệ thống điều khiển tự động, các loại động cơ, các loại cảm biến.

  1. Hoạt động nghiên cứu nổi bật
TT Tên đề tài, năm kết thúc Chủ trì/Tham gia
1 Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm mô hình robot 6 bậc tự do phục vụ trong đào tạo (Đề tài cấp ĐHQG loại C) (2017-2019) Chủ trì
  1. Cơ sở vật chất
TT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ THIẾT BỊ THÔNG SỐ 
KỸ THUẬT
1 Đồng hồ VOM (5 cái)   Điện áp: 1000VAC/DC, 20.000 Ohm/1 V
2 Oscilloscope (5 cái)   Tektronix TDS 2001C
3 Biến tần (3 cái)   Model: Mitsubishi Fr-D700
  1. Các môn học
STT Tên môn học Mã MH Bậc học
1 Thí nghiệm Kỹ thuật Robot ME3016 Đại học
2 Thí nghiệm Vi điều khiển ME3008 Đại học
3 Thí nghiệm Kỹ thuật điều khiển tự động ME2010 Đại học
4 Thí nghiệm Trang bị điện – điện tử trong máy công nghiệp ME2006 Đại học
5 Thí nghiệm Hệ thống PLC ME3014 Đại học

 Sách xuất bản

TT Tên sách Nhà xuất bản Năm xuất bản Tên tác giả
  1. Hợp tác

Phòng TN Điều khiển và Tự động hóa có mối quan hệ hợp tác với các công ty bên ngoài sau:

– Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ AUTOSS.

– Công ty Điện tử R&P.

  1. Liên hệ
  • Phòng thí nghiệm Điều khiển và Tự động hóa, P. 206, Xưởng Cơ khí C1, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, phường 14, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028.38647256 (nội bộ: 5893)
  • Email: ptndktdh@hcmut.edu.vn